Chất thải nguy hại từ ngành in ấn là gì và xử lý như thế nào là điều mà không phải ai cũng biết. Bởi trong quá trình in ấn sản phẩm, ngành công nghiệp này sử dụng rất nhiều loại hoá chất cũng như mực in, bảng mạch và thiết bị điện tử khác nhau. Ngay sau đây hãy cùng Vệ sinh Bình Minh tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Đôi nét về ngành công nghiệp in ấn
Ngành công nghiệp in là lĩnh vực liên quan đến việc tạo ra các sản phẩm, tài liệu phục vụ nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Đó có thể là sách, tờ rơi, quần áo, phano và biển quảng cáo…
Để thực hiện việc in ấn, chúng ta sử dụng mực và giấy in để tạo thành văn bản hay đồ hoạ. Ngoài ra, nó cũng đề cập đến quá trình in ấn các mặt hàng khác như quần áo, cốc, chén, đồ nhựa… thông qua công nghệ in lụa.
Hiện nay, công nghệ in ấn ngày càng phát triển và có sự hợp tác với đa dạng các ngành nghề khác nhau. Chính vì điều đó mà chúng cũng thải ra không ít các chất thải gây nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người.
Chất thải nguy hại từ ngành in ấn như thế nào?
Việc in ấn đòi hỏi phải sử dụng nhiều loại hóa chất cũng như mực in khác nhau. Bên cạnh đó là các bảng mạch và vật liệu khác để cấu tạo nên máy in và các sản phẩm in ấn. Chính vì vậy, không tránh được xuất hiện các loại chất thải nguy hại từ ngành in ấn. Cụ thể:
- Mực in độc hại: Đầu tiên phải kể đến các mực in chứa hóa chất độc hại sử dụng trong công nghệ in ấn như chì, hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs) cùng với các kim loại nặng. Để xử lý cũng như loại bỏ những chất thải này ra khỏi nguồn nước trước khi thải ra môi trường là việc làm khó khăn đòi hỏi các đơn vị phải có sự đầu tư lớn.
- Bảng mạch và thiết bị điện tử: Các bảng mạch và thiết bị điện tử sử dụng trong ngành in ấn giúp tạo ra các sản phẩm kỹ thuật số. Và trong những thiết bị này thường chứa các chất thải nguy hại bao gồm: thủy ngân, chì và bromua. Nếu xử lý không cẩn thận sẽ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
- Vật liệu in không thân thiện với môi trường: Vật liệu chính sử dụng trong ngành in ấn đó chính là giấy, nhựa và vải. Để giảm giá thành in ấn, nhiều đơn vị đã sử dụng các vật liệu không thân thiện với môi trường. Từ đó, gây ra lượng lớn chất thải không thể phân hủy.
Ảnh hưởng của chất thải ngành in ấn với đời sống
Có thể thấy chất thải nguy hại từ ngành in ấn tồn tại dưới nhiều dạng thức khác nhau. Chúng tác động, ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống như sau:
Đối với môi trường
Để xây dựng được hệ thống xử lý nước thải trong các công ty, doanh nghiệp hay đơn vị làm công tác in ấn sẽ khá tốn kém. Chính vì thế, nhiều đơn vị đã trốn tránh thực hiện đầu tư cho khoản này. Từ đó đến đến việc chất thải nguy hại bị xả trực tiếp ra môi trường.
Những chất thải này vô cùng độc hại làm ô nhiễm môi trường sống của con người. Mực in cũng như hoá chất sẽ thấm vào đất, xuống dưới nguồn nước ngầm gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái xung quanh khu vực đó. Cho dù là cây cối hay con vật sinh trưởng tại đó khi con người ăn vào cũng sẽ nhiễm độc.
Bên cạnh đó, việc sản xuất các sản phẩm in ấn cũng đòi hỏi phải sử dụng rất nhiều tài nguyên như giấy, mực in và năng lượng. Những nguyên liệu này đều không có khả năng tái chế. Nếu chúng ta không sử dụng một cách hiệu quả thì sẽ gây lãng phí tài nguyên cũng như phần vào sự suy tàn môi trường.
Đối với sức khỏe con người
Các hóa chất độc hại khi không được xử lý hiệu quả, đúng quy trình thải ra môi trường cũng tác động không nhỏ đối với sức khoẻ của con người. Trong đó, các chất hữu cơ bay hơi (VOCs) sẽ khiến cho bạn gặp phải những có thể gây ra các vấn đề về hô hấp cũng như làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến hệ hô hấp.
Ngoài ra, việc tiếp xúc với các kim loại nặng như chì và thủy ngân cũng sẽ khiến sức khoẻ của con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đó là lý do vì sao số lượng người mắc bệnh ung thư ngày càng nhiều hơn.
Quy trình xử lý chất thải nguy hại từ ngành in ấn hiện nay
Đối với từng loại chất thải nguy hại từ ngành in ấn sẽ lại có cách xử lý khác nhau. Cụ thể:
- Những chất tải có khả năng tái chế như giấy, bìa các loại, đơn vị in ấn càn thu gom và tái chế.
- Các loại bao bì, găng tay, giẻ lau được sử dụng trong quá trình in ấn có dính hóa chất cần phải được thu gom và để trong bao vải, bao PE hoặc thùng chứa…
- Riêng đối với những loại chất thải nguy hại như mực dư hay các dung dịch hóa chất, dầu thải… chúng ta tuyệt đối không được thải trực tiếp vào hệ thống nước thải chung của nhà máy. Cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải mực in để tách lọc, thu gom và lưu trữ bên trong thiết bị chứa chuyên dụng.
Trong quá trình thu gom chất thải công nghiệp, cần phải đảm bảo an toàn, hạn chế làm rò rỉ hay rơi vãi ra ngoài. Các loại chất thải sau khi thu gom phải được vận chuyển về điểm tập kết và tiến hành xử lý sao cho đúng quy trình.
Có thể thấy, tác động của chất thải nguy hại từ ngành in ấn là không hề nhẹ. Chính vì thế, các công ty, doanh nghiệp làm trong lĩnh vực này cần có phương án xử lý phù hợp và hiệu quả để đảm bảo an toàn cho môi trường sống cũng như sức khoẻ của toàn xã hội.